Top 5 vụ bê bối trong ngành công nghiệp ôtô
Hàng triệu tay lái trên toàn thế giới hết sức phẫn nộ sau khi phát hiện vụ việc gian lận số liệu về khí thải của động cơ diesel – sự kiện dẫn đến việc từ chức của Giám đốc điều hành Volkswagen.
Giữa bão dư luận, scandal gian lận chỉ số khí thải diesel gần đây của Volkswagen được xem là vết đen xấu xí trong lịch sử phát triển của hãng, công ty đã đứng ra thừa nhận và nỗ lực phục hồi hoạt động kinh doanh như bình thường. Nhưng thật không may, vụ việc vi phạm pháp luật có chủ ý này ngày càng lan rộng làm rúng động ngành công nghiệp ô tô toàn cầu. Bằng cách cài phần mềm vào trong xe để đối phó với quy định nghiêm ngặt về kiểm định khí thải, Volkswagen phải chịu mức phạt lên đến 18 tỷ USD bởi Cục bảo vệ mội trường. Mặc dù bị phạt tiền, buộc khắc phục hậu quả và tuân thủ pháp lý, đây vẫn chưa phải là scandal đầu tiên và bê bối nhất trong ngành công nghiệp ô tô thế giới. Còn có một danh sách scandal gây thất vọng trong ngành ô tô đồng thời mở ra thách thức đối với động cơ chạy bằng nhiên liệu diesel.
Nếu bạn muốn coi qua lịch sử vụ bê bối trong ngành công nghiệp ô tô, hãy cùng chúng tôi nhìn lại 5 vụ bê bối lớn nhất thế giới đã bị phanh phui cho đến nay.
Scandal diesel của VW
Khi chi tiết vụ việc tràn ra ngoài, scandal diesel VW đang được coi là một trong những vụ bê bối ô tô lớn nhất từ trước đến nay khiến cho Volkswagen hứng chịu những hậu quả ngày càng nặng nề. Do sử dụng các thiết bị được lập trình trong ECU của xe chạy bằng diesel để phát hiện khi nào chiếc xe bị thử nghiệm kiểm tra khí thải và sẽ điều chỉnh khí thải cho phù hợp, VW phải đối mặt với những cáo buộc và đánh mất hoàn toàn sự tin tưởng của khách hàng. Giám đốc điều hành Martin Winterkorn cũng đã từ chức, nhưng vẫn chưa xoa dịu cơn phẫn nộ đang bùng cháy từ dư luận và Volkswagen sẽ còn đối mặt với những hệ lụy từ vụ bê bối này.
Có tin cho rằng scandal phần mềm Volkswagen chỉ mới khởi đầu và sẽ có thêm nhiều sự thật bị phanh phui mỗi ngày. Những tác động từ vụ bê bối đã lan rộng, làm dấy lên câu hỏi liệu có bao nhiêu người liên quan, các công ty khác có nhúng tay vào và gian lận tương tự. Dự đoán vụ bê bối này sẽ lớn hơn tất cả các scandal trong lịch sử.
Chevy Cobalt Ignition thu hồi
Các độc giả thường xuyên theo dõi tin tức ô tô những năm qua, rất có thể đã quen thuộc với vụ bê bối của General Motors. GM đã thu hồi khoảng mẫu 80.000 Chevy Cobalt và Pontiac G5 bị hỏng bộ phận đánh lửa – nguyên nhân gây ra tình trạng động cơ tắt trong khi lái xe khiến lực phanh, tay lái và túi khí ngừng hoạt động có thể dẫn đến tai nạn chết người.
GM đã nhận thấy các vấn đề trên vào đầu năm 2004 nhưng quyết định không sửa chữa vì lý do quá tốn kém. Công ty quyết định giải quyết vấn đề này vào năm 2006 và đã đi quá xa khi thay thế bộ phận bị lỗi bằng bản cập nhật tuy nhiên mã hiệu của chúng (part number) lại vẫn được giữ nguyên. Đối mặt với sự điều tra của Quốc hội sau 9 năm và 13 trường hợp tử vong, GM đã phải triệu hồi hàng triệu xe trên toàn thế giới. Dù bị phạt 900 triệu USD và 575 triệu USD bồi thường dân sự, doanh số của GM trong dòng sản phẩm vẫn tiếp tục tăng hơn bao giờ hết.
Thu hồi túi khí Takata
Một trong những động thái thu hồi lớn nhất là ít nhất 17 triệu xe bán ra trên toàn thế giới bởi 10 hãng xe lớn nhất đã bị thu hồi do lỗi túi khí. Từ năm 2000 đến năm 2008, những túi khí cho ô tô được sản xuất bởi Takata Nhật Bản có thể bị ảnh hưởng bởi độ ẩm qua thời gian. Nếu túi khí phát nổ với lực đủ lớn có thể gây vỡ khung kim loại và văng ra nhiều mảnh kim loại gây nguy hiểm.
Theo báo cáo của tờ New York times, cả Takata và Honda đều nhận ra vấn đề tiềm ẩn của túi khí nhưng đã không báo cáo phát hiện của họ đến cơ quan NHTSA. Chính phủ Mỹ phạt Honda 70 triệu USD và Takata 14 triệu USD cho mỗi ngày không hợp tác với cuộc điều tra liên bang. Bộ trưởng Giao thông Mỹ Anthony Foxx nói, "An toàn là trách nhiệm chung và Takata không hợp tác đầy đủ với cuộc điều tra là không thể chấp nhận được và không thể dung thứ. Với mỗi ngày Takata không hợp tác với yêu cầu của chúng tôi, chúng tôi sẽ phạt tiền".
Ước tính có tới 30 triệu chiếc có thể dính lỗi túi khí gây chết người.
Toyota tăng tốc ngoài ý muốn
Vào năm 2009 cơ quan chức năng công bố đoạn ghi âm cuộc gọi 911 từ Mark Saylor, theo đó chiếc xe Lexus đã bắt đầu tăng tốc ngoài tầm kiểm soát, đạt tốc độ 125 trước khi tai nạn làm Saylor và 3 người khác bị tử vong. Ba năm sau đó, Toyota đã thừa nhận sự thực về lỗi tăng tốc ngoài ý muốn và triệu hồi 9,3 triệu xe trên toàn thế giới.
Năm 2012, Toyota đã đồng ý trả 1.2 tỷ USD để tránh bị truy tố và là hình phạt hình sự lớn nhất dành cho hãng xe. Toyota đầu tiên cho biết đó là lỗi lái xe, sau đó xác nhận lỗi thiết kế của xe khiến thảm sàn bị kẹt dưới chân ga. Công ty tiếp tục che giấu các tài liệu liên quan đế lỗi lắp ráp chân ga.
Ford Explorer và Firestone lốp
Ford và Firestone từng có mối quan hệ thân thiết giữa nhà sản xuất ô tô lớn nhất của Mỹ và hãng sản xuất lốp xe lớn nhất trong khoảng 100 năm. Tháng 05/2000 mọi sự đã thay đổi hoàn toàn. Ford Explorer giới thiệu sẽ thay thế hiệu ứng rollover Bronco II vào năm 1990. Tiếc là các kỹ sư đã không thể giải quyết vấn đề và họ phải viện đến cách duy nhất để làm giảm áp suất lốp đến 26 PSI là đặt hệ thống giám sát áp suất lốp xe ở bảng điều khiển.
Ford đổ lỗi cho Firestone và cặp công ty phải đối mặt với rất nhiều vụ kiện. Firestone đã nhận trách nhiệm và bước đầu thu hồi 6,5 triệu lốp xe và đổ lỗi cho áp suất lốp thấp, trọng lượng và xử lý đặc Explorer của tai nạn. Vài tháng sau đó, Ford tiếp tục thu hồi thêm 13 triệu lốp xe nữa.
Danh sách này vẫn chưa hết khi còn có rất nhiều vụ bê bối diễn ra trong lịch sử ô tô. Chúng tôi tiếp tục mổ xẻ nguyên nhân của những scandal này nhưng không thể hiểu nổi tại sao sự gian lận ngày càng diễn ra ở quy mô lớn hơn. Làm sao lơi nhuận được đặt trên so với nhiều sinh mạng?
You might also be interested in
- Featured Stories
- Mới nhất
- phổ biến